Giải pháp trong thiết kế nhà ống tại Nhật Bản

Đất hẹp, người đông, cùng với vị thế nằm dọc vành đai lửa Thái Bình Dương – nơi phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, Nhật Bản đã giành không ít công sức và cố gắng để cải thiện tình hình đất đai, nhà ở cho người dân và đưa đó làm vấn đề chiến lược đầu tiên cần giải quyết. Góp sức không nhỏ vào quả trình cải cách này là bàn tay và khối óc của các kiến trúc sư – những người đã khéo léo hô biến những ngôi nhà ống chật hẹp thành không gian sinh sống tiện ích cùng hệ thống nội thất thông minh nhưng vẫn rất tinh tế về mặt thẩm mỹ.

Để hiểu rõ hơn về cách thức và phương pháp thiết kế nhà ở dân dụng ở Nhật Bản tại những khu đô thị khan hiếm về đất đai, chúng ta hãy cùng “ghé thăm” một ngôi nhà ống điển hình tại Osaka.

Năm 2010, Kiến trúc sư Yo Shimada và các cộng sự đã tiếp nhận một khu đất với diện tích xấp xỉ 60m² cho công trình nhà ở gia đình tại Itami – một thành phố thuộc tỉnh Hyōgo, Nhật Bản. Khó khăn trong quá trình thiết kế ngôi nhà đến từ luật xây dựng của Sở xây dựng thành phố Osaka, bởi theo luật mặt tiền của ngôi nhà bắt buộc phải giữ khoảng cách tối thiểu là 50cm tới ranh giới của lô đất. Điều này đã khiến cho diện tích mặt bằng xây dựng bị hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, các Kiến trúc sư đã vô cùng khéo léo khi đưa nhược này điểm trở thành ưu thế của ngôi nhà.

Nội thất trong phòng ăn.

Thông tin về công trình:

  • Kiến trúc sư: Yo Shimada / Tato Architects, J–650-0002 Hyogo
  • Vị trí: Itami / Osaka, Nhật Bản
  • Diện tích đất: 59,16 m²
  • Diện tích xây dựng: 34,95 m²
  • Thời gian thiết kế: tháng 6 năm 2010 – tháng 10 năm 2011
  • Thời gian thi công: tháng 5 – tháng 9 năm 2012
  • Ảnh: Koichi Torimura
Tạo khoảng trống trong xây dựng.

Bạn cho rằng, khi diện tích nhà ở càng bị hạn chế thì cảng phải sử dụng tối đa từng tấc đất có thể cho việc xây dựng?

Trái ngược lại hoàn toàn với suy nghĩ đó, thay vì sử dụng toàn bộ mặt bằng xây dựng, các Kiến trúc sư đã đẩy mặt công trình hướng Đông-Bắc lui vào tới 40cm! Bằng cách này, ngôi nhà đã giữ được 90cm khoảng cách tới ranh giới đất được phép xây dựng và 140cm khoảng cách tới khu nhà của hàng xóm liền kề, tạo ra không gian riêng tư cũng như tránh sự va chạm về tầm nhìn và sự tự do trong sinh hoạt. Kết quả là một hành lang được hình thành chạy dọc theo chiều dài của ngôi nhà.

Vị thế của ngôi nhà trên bản đồ.

Ngay chính giữa nơi lối vào được lắp đặt hệ thống cửa kéo nhằm tiết kiệm diện tích.

Tổng thể ngôi nhà từ bên ngoài.

Trong thiết kế nhà cao tầng dân dụng, thông thường càng lên cao, độ dày của 1 vài bức tường càng giảm, hoặc thậm chí 1 vài bức tường còn biến mất, nhất là ở tầng thượng. Những bức tường này là tường không chịu lực tải nên hoàn toàn có thể giảm bớt, trong khi những bức tường không thể giảm chiều dày đóng vai trò chịu lực của công trình. Để tiết kiệm tối đa không gian sinh hoạt thì những bức tường không chịu lực này chính là cứu cảnh, bởi nội thất trong ngôi nhà như toa lét hoặc tủ quần áo,…hoàn toàn có thể được đẩy ẩn vào trong mà vẫn giữ nguyên được cấu trúc mặt tiền.

Toilet âm tường.
Chiều cao

Chiều cao của các khu vực trong ngôi nhà cũng rất đa dạng, từ phòng ăn được ưu ái với 3,78m tới chiều cao khiếm tốn chỉ 1,85m cho phòng ngủ.

Mặt cắt dọc của ngôi nhà.

Mặc dù 1,85m dành cho phòng ngủ là một con số gây sốc, đặc biệt đối với người Châu Âu, tuy nhiên theo các Kiến trúc sư, các thành viên trong gia đình vẫn hoàn toàn có thể thoải mái di chuyển trong không gian này mà không hề gặp bất kì khó khắn nào.

Vật liệu chịu tải
Mặt cắt dọc.

Vị thế của lô đất nằm ngay cuối một ngõ cụt nhỏ, chính vì thế mà việc vận chuyển vật liệu xây dựng là không hề dễ dàng. Các Kiến trúc sư đã đưa ra quyết định sử dụng vật liệu nhẹ nhất có thể cho phần khung cua tòa nhà để dễ dàng hóa quá trình thi công.

Ngôi nhà nằm ngay trong con ngõ cụt.

Hệ thống cột dầm được kết hợp với các thanh trụ tròn và các thanh giằng chịu trách nghiệm cho việc đảm bảo độ cứng rắn cần thiết cho bộ khung của công trình. Điều đó cũng khiến cho lượng thép phải tiêu thụ được giảm xuống đáng kể, giảm thiểu hóa tổng chi phí cho quá trình xây dựng. (Theo thống kể tổng chi phí chỉ bằng quá trình thi công một ngôi nhà gỗ!)

Mặt cắt ngang của cả 3 tầng.
Nội thất và cầu thang.

Đối với các công trình nhà ống, việc bài trí cũng như sử dụng nội thất thông minh cho ngôi nhà để tiết kiệm diện tích là giải pháp giúp cho không gian sống trong ngôi nhà không bị phụ thuộc quá nhiều vào diện tích.

Tầng trệt.

Từ các công trình phụ cho đến nội thất đều thấy được sự kết hợp vô cùng hài hòa và trang nhã. Màu sơn trắng liên hợp với hệ thống cửa sổ lớn, nhỏ, cửa thông gió khiến cho ngôi nhà dù không có được bề thế về mặt diện tích nhưng vẫn rất bắt sáng, thông thoáng, dễ chịu và đầy đủ không gian trống cần thiết cho việc sinh hoạt và đối lưu không khí.

Một không gian khác tại tầng ngủ.

Ngay sau cánh cửa ra vào của ngôi nhà chính là cầu thang được tích hợp với chiếc tủ gỗ mà sau khi leo lên được tầng trên, ta sẽ đứng ngay dưới chân bàn ăn!

Ở góc nhìn này thật khó nhận ra đây là chiếc cầu thang đa năng.

Bức tường trắng đối diện tầm mắt khi bước lên tầng 2 được phản chiếu ánh sáng nhờ sự kết hợp với cửa sổ hứng nắng hướng chính Tây giúp cả căn phòng bừng sáng. Ngay phía bên trái của căn phòng cũng là một bức tường được chiếu sáng nhẹ nhàng nhờ ánh sáng hắt từ trên xuống qua cửa sổ hướng bắc của ngôi nhà. Băng qua hàng ghế ăn, chúng ta đến ngay tới khu vực sinh hoạt chung. Tiếp đó là cầu thang để đi lên gác ngủ.

Phòng ăn ngay trên cầu thang.
Phòng ăn.

Các kiến trúc sư cho biết, đối với những ngôi nhà có diện tích hẹp thì lối dẫn cầu thang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối không gian bên trong của cả công trình.

Phòng ăn ở một góc nhìn khác.

Nguồn: detail.de | Biên tập: Xuân Hồng – Kiến Việt

Scroll to Top